Tiêu chuẩn của đèn chống cháy nổ là gì? có bao nhiêu tiêu chuẩn?

Tiêu chuẩn của đèn chống cháy nổ là thước đó để đánh giá các thiết bị có trong đèn phải có khả năng ngăn ngừa và khả năng chịu đựng khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Khi xảy ra hiện tượng chập cháy thì các thiết bị có trong đèn phải cô lập được các tia lửa điện phát tán ra môi trường bên ngoài cũng như bên trong đèn. Từ đó ngăn ngừa được nguy cơ cháy nổ của thiết bị gây ra.

Trong bài viết này AThaco sẽ chỉ cho bạn những tiêu chuẩn của 1 chiếc đèn chống cháy nổ cần có theo phân nhóm thiết bị, cùng tham khảo ngay dưới đây.

Phân loại tiêu chuẩn của đèn chống cháy nổ

Đèn chống nổ là sản phẩm được lắp đặt phổ biến ở những môi trường nguy hiển dễ cháy, chúng được phân làm 4 nhóm chính dưới đây.

  1. Phân loại theo thiết bị
  2. Phân loại theo môi trường
  3. Phân loại theo nhóm khí
  4. Phân loại theo lớp nhiệt độ

Tiêu chuẩn của đèn chống cháy nổ là gì? có bao nhiêu tiêu chuẩn?

Tiêu chuẩn của đèn chống cháy nổ được phân làm 4 nhóm, mỗi nhóm đều có những tiêu chuẩn riêng, vậy từng tiểu chuẩn riêng trong nhóm là gì? cùng tham khảo phần tiếp sau đây.

Tiêu chuẩn của đèn chống nổ phân loại theo thiết bị

Đèn chống cháy nổ phân loại theo thiết bị phải đáp ứng tiêu chuẩn nhóm I và II

  • Nhóm I: Là thiết bị đèn chống nổ lắp đặt dưới lòng đất ngoài đảm bảo an toàn chống cháy nổ còn phải đảm bảo an toàn về khả năng chống ẩm và chống bụi.
  • Nhóm II: Là thiết bị đèn chống nổ lắp đặt trên mặt đất ngoài đảm bảo an toàn chống nổ đèn phải đảm bảo khả năng chống bụi và khả năng sử dụng trong môi trường khi an toàn.

Tiêu chuẩn của đèn chống nổ phân loại theo môi trường hoạt động

Đèn chống cháy nổ lắp đặt cho môi trường nguy hiểm phải đạt 7 tiêu chuẩn dưới đây

  1. Exd: Bảo vệ chống lửa
  2. Exe: Bảo vệ gia tăng độ an toàn
  3. Exi: Bảo vệ an toàn từ bên trong thiết bị
  4. Exp: Bảo vệ theo áp xuất của đèn
  5. Exo: Bảo vệ gia tăng độ an toàn với môi trường bên ngoài
  6. Exn: Bảo vệ phát sinh tia lửa điện
  7. Exm: Bảo vệ bao bọc bên trong đèn

Tiêu chuẩn của đèn chống nổ theo môi trường hoạt đông phải đáp ứng 7 tiêu chí trên, trong từng tiêu chí đèn có tính chất bảo vệ cụ thể như sau.

Bảo vệ chống lửa

  • Sử dụng trong môi trường Zone 1, Zone 2 khi xảy ra hiện tương phát sinh tia lửa điện bên trong đèn chống nổ phải tự khống chế tia lửa điện và không cho phát sinh ra môi trường bên ngoài.
  • Các thiết bị và phụ kiện đèn chống nổ phải được test thủ công, để đảm bảo đèn hoạt động an toàn trong môi trường.

Bảo vệ gia tăng độ an toàn

  • Sử dụng trong môi trường Zone 1, Zone 2 thì các thiết bị có trong đèn chống nổ phải được thiết kế bằng những vật liệu chuyên dụng nhằm làm giảm phát sinh tia lửa, giảm nhiệt độ của bóng, đảm bảo khả năng tiếp xúc điện tốt, khả năng cách điện cũng như khả năng chống ẩm và bụi đảm bảo an toàn.

Bảo vệ an toàn từ bên trong thiết bị

Đảm bảo dòng điện sử dụng cho thiết bị phải nằm trong giới hạn định mức mà bóng đèn quy định trong thông số kỹ thuật của đèn chống nổ. Mục đích là làm giảm năng lượng phát sinh khi hiệu điện thế thay đổi sẽ tạo ra tia lửa điện.

Bảo vệ theo áp xuất của đèn

Phương pháp này thực hiện bằng cách duy trì áp xuất của đèn sao cho phù hợp với môi trường làm việc, thông thường ta sẽ chọn cách sử dụng các vật liệu làm sao cho vỏ đèn chống nổ không thoát khí ra môi trường bền ngoài, vì với những mỗi trường thuộc Zone 1, Zone 2 sẽ cho áp xuất môi trường cao, khi gặp áp xuất cao rất dễ gây phát sinh tia lửa điện.

Bảo vệ gia tăng độ an với môi trường bên ngoài

Với những môi trường lắp đặt đặc biệt thiết bị sẽ được ngâm qua chất xúc tác nhằm phản ứng tốt với môi trường tránh tạo ra tia lửa điện phát sinh bên ngoài môi trường cho đèn.

Bảo vệ phát sinh tia lửa điện

Thiết bị sử dụng trong nhóm Zone 2 phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn IP65 chống nước, chống ẩm và bụi, hơn nữa những thiết bị đấu nối phải đảm bảo an toàn nhằm ngăn chặn khả năng phát sinh tua lửa điện từ bên trong cũng như bên ngoài môi trường có nguy cơ gây cháy nổ cho đèn.

Bảo vệ bao bọc bên trong đèn

Bảo vệ bằng cách bọc chất dẻo nhân tạo và giữ nhiệt độ bề mặt thấp hơn nhiệt độ đèn, quá trình này ngăn chặn khả năng phá hủy của đèn khi lắp đặt đèn ở những môi trường có áp xuất cao.

Tiêu chuẩn của đèn chống nổ phân loại theo nhóm khí

Tiêu chuẩn của đèn chống nổ phân theo nhóm khi Zone 0, Zone 1, Zone 2 phải đảm bảo đèn hoạt động trong từng môi trường có thời gian như sau.

  • Zone 0: Vùng mà yếu tố gây cháy hiện diện thường xuyên, đèn phải đảm bảo vận hành bình thường trong khoảng thời gian 1000g/năm.
  • Zone 1: Vùng mà yếu tố gây cháy hiện diện thường trong môi trường đặc biệt, đèn phải đảm bảo vận hành bình thường trong khoảng thời gian 1000g/năm
  • Zone 2: Vùng mà yêu tố hây cháy ít hiện diện trong điều kiện vận hành bình thường, thì thiết bị phải đảm bảo khả năng hoạt động từ 10 – 100g/năm

Tiêu chuẩn của đèn chống nổ phân loại theo lớp nhiệt độ

Theo phân lớp nhiệt độ ta hiểu rằng đèn hoạt động bình thường không bị lỗi trong từng điều kiện nhiệt độ môi trường riêng.

  •  Nhiệt độ bề mặt tối đa của thiết bị điện phải luôn thấp hơn nhiệt độ đánh lửa của nguyên liệu cháy nổ (khí, bụi, hơi) ở nơi lắp thiết bị đó.
  • Thiết bị điện càng ít bị nóng lên thì càng ít khả năng xảy ra cháy nổ.
  • Nhiệt độ đánh lửa của nguyên liệu cháy nổ (khí, bụi, hơi) là nhiệt độ thấp nhất mà sự cố cháy nổ có thể xảy ra do tiếp xúc giữa nguyên liệu cháy nổ (khí, bụi, hơi) và nhiệt độ bề mặt thiết bị.

Trên đây AThaco đã chỉ cho bạn những tiêu chuẩn của đèn chống nổ cần đáp ứng theo 4 phân nhóm chính, hẳn quý khách hàng đã hiểu và có những kiến thức cơ bản trong cách chọn mua đèn phải khôn nảo? Để cập nhật những sản phẩm đèn chống nổ mới nhất hiện này mới quý khách bấm xem linh dưới.

==>> Mẫu đèn chống cháy nổ tại Link bên https://denledgiarehcm.com//danh-muc/den-chong-chay-no

Mức độ hữu ích của bài viết này như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để xếp hạng!

Điểm xếp hạng 0 / 5. Mức điểm tối thiểu bạn cho là 0

Chưa có xếp hạng! Hãy là người đầu tiên xếp hạng bài viết này.